Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Cảm Xúc Dã Quỳ Đà lạt

( Hoàng Anh Đất Xanh Đà Lạt Resort  ) -Tôi đã từng đôi lần đến Đà Lạt, nhưng chưa lần nào vào mùa hoa dã quỳ. Lần trở lại này vào đầu tháng 11, Đà Lạt vẫn còn mưa, nhưng đã thưa hơn và nhiều nắng hơn. Khắp các triền đồi, thung lũng và dọc con đường từ sân bay Liên Khương dẫn vào thành phố phủ kín một màu vàng rực rỡ đến nao lòng của hoa dã quỳ. 

Hoa dã quỳ là biểu tượng bất tử của tình yêu đôi lứa và lòng chung thủy.

Đã có nhiều truyền thuyết thấm đẫm tình sử của người Cơ Ho kể về loài hoa đặc biệt này, như một biểu tượng bất tử của tình yêu đôi lứa và lòng chung thủy. Còn theo khảo cứu khoa học, thì đó là một loài hoa dại, còn có tên gọi là “cúc quỳ”, “quỳ dại”, “hướng dương dại” hay “cúc Nitobe” vốn mọc nhiều ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Mùa hoa dã quỳ bắt đầu từ tháng 9 cho đến đầu tháng 12, khi Đà Lạt chuyển sang mùa khô, mùa của du lịch và lễ hội. Không đô thị nào ở nước ta lại có nhiều tên gọi như Đà Lạt. Nào là “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “ Thành phố ngàn hoa”… rồi “Tiểu Paris” nữa. Nhưng với người hay mơ mộng như tôi, trước màu vàng  thuần khiết, hoang dại đầy sức sống mãnh liệt của hoa dã quỳ, thì Đà Lạt còn có một cái tên nữa “ Thành phố Dã Quỳ”. Có phải vì thế chăng, mà chính quyền nơi đây đã từng có lần chọn hoa dã quỳ làm biểu tượng cho thành phố, chứ không phải cây thông hay hoa Mimosa lãng mạn, cũng là một loại hoa dại mọc nhiều ở Đà Lạt.


Nói đến Đà Lạt là nói về một thành phố di sản, thành phố du lịch và nghỉ dưỡng, với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng và một quỹ di sản kiến trúc vô giá. Đó là dãy núi Lang Biang, thác Cam Ly, thác Prenn… hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, Thiền viện Trúc Lâm… Đó là các công trình kiến trúc như Ga Đà Lạt, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà), Nhà thờ Domaine de Marie, Viện Nguyên tử… các Biệt điện như Dinh I, Dinh II, Dinh III (Dinh Bảo Đại); Biệt thự Trần Lệ Xuân, Nguyễn Hữu Hào… cùng hàng ngàn ngôi biệt thự mang phong cách kiến trúc khác nhau. Như Phong cách kiến trúc Đông Dương với mái nhà thấp, hiên đua rộng, hành lang bao quanh và cửa cuốn vòm; Phong cách kiến trúc tân cổ điển châu Âu, kiến trúc địa phương miền Nam nước Pháp với những mái nhà độ dốc lớn có tầng áp mái, họa tiết trang trí cầu kỳ, phong phú và cả Phong cách kiến trúc hiện đại với những hình khối, bố cục phi đối xứng. Qua bàn tay tài hoa sáng tạo của các Kiến trúc sư người Pháp, biệt thự ở Đà Lạt không cái nào giống cái nào. Và dù chúng nằm lẩn khuất giữa rừng, trên những đồi thông, vườn cây, hay các trục phố, thì những ngôi biệt thự lộng lẫy cũng như các công trình kiến trúc tôn giáo, giáo dục hay công cộng đều rất hài hòa với thiên nhiên, khí hậu và cảnh quan của vùng đồi núi cao nguyên tuyệt đẹp, tạo nên một phong cách kiến trúc có bản sắc riêng rất đặc trưng Đà Lạt, mà không một nơi nào có được. 

 Ngôi biệt thự này xây dựng vào thập niên 40 của thế kỷ trước, giờ cũng đã hơn 70 tuổi, sấp xỉ tuổi chủ nhân của nó bây giờ. Ngôi nhà nằm kẹp giữa đường Yên Thế và đường Hùng Vương, nhưng lối vào chính phía đường Yên Thế, nơi con đường dốc dẫn vào khu rừng thông duy nhất còn sót lại giữa thành phố này, sau những đổi thay của quá trình cải tạo, kiến thiết lại Đà Lạt. Nơi đây cách chợ Đà Lạt-Trung tâm thành phố chừng 5 km, nên rất vắng người qua lại. 

Buổi tối, Đà Lạt mù sương, mưa nhẹ và lạnh. Phạm Văn Hạng tiếp tôi trong phòng khách ở tầng một, cạnh đó là phòng ngủ của ông. Trong phòng khách, ông trưng bầy rất nhiều tranh, tượng bán thân của các văn nghệ sỹ nổi tiếng, như các nhạc sỹ: Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Văn Cao, Doãn Mẫn, Hoàng Giác, Tô Vũ, Dương Thiệu Tước… các nhà văn, họa sỹ: Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, các học giả: Đào Duy Anh, Cao Xuân Hạo, nhà văn hóa Trần Văn Khê… và cả bốn quyển thơ với bốn thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Hoa bằng đồng độc đáo nặng chừng 250 kg, gồm 29 bài thơ do ông sáng tác, được ông dày công gò chữ trên các “trang đồng” trong suốt 5 năm trời. Ông sống ở đây một mình với người cháu họ, cũng là người quản gia, trông nom ngôi nhà và vườn tượng độc đáo mỗi khi ông đi vắng. Phạm Văn Hạng hay đi. Lúc chỗ này, mai chỗ khác. Nhưng ông bảo, đã nhiều năm nay, từ khi chính quyền cho ông thuê chỗ này để ở và là nơi sáng tác, làm vườn tượng, thì dù có đi đẩu đi đâu ông cũng sớm trở về với ngôi nhà cũ kỹ và các bức tượng của mình trong khu rừng thông tĩnh lặng này.




 Cho đến thế kỷ 21 rồi, kinh tế khá lên rồi, mà vẫn còn nhiều biệt thự để hoang lạnh, tiêu điều trên đường Nguyễn Du – Phó Đức Chính, Tương Phố, trong Dinh I và rất nhiều nơi của thành phố. Thật xót xa và lãng phí quá! Đà Lạt không thiếu đất và cũng không thiếu chỗ để cho các sở ban ngành làm việc, vậy mà lại xây một Trung tâm hành chính tập trung trên đường Trần Phú, ngay giữa trung tâm, với 4-5 khối nhà cao đến 7-8 tầng, diện tích mấy vạn m2, tốn đến cả ngàn tỷ đồng?! Ông thở dài, bây giờ mỗi khi có việc phải đi qua đó thấy cái công trình được coi là hoành tráng nhất thành phố mà tức anh ách?! Tôi cũng chia sẻ với ông về những băn khoăn của tôi trước sự phát triển nhanh nhưng hỗn tạp, thiếu kiểm soát đã và đang làm tổn thương đến bản sắc, cảnh quan kiến trúc của Đà Lạt. Ánh sáng hắt ra từ ngọn lửa cháy trong lò sưởi, làm khuôn mặt của nhà điêu khắc già như trùng xuống, khắc khổ đầy ưu tư. Chợt ông đứng lên, lấy cho tôi xem một quyển sách có trang lưu bút viết bằng tiếng Pháp, chữ rất đẹp, tạm dịch: “Tôi không thể nén được cảm xúc của mình khi cuối cùng tôi cũng được nhìn lại ngôi nhà này. Ngôi nhà mà cách đây 60 năm tôi đã cất tiếng khóc chào đời và sống ở đó hơn 3 năm (từ 1952 đến 1955). Sự đón tiếp nồng nhiệt của ông, cũng như sự cho phép để tôi được vào thăm lại ngôi nhà và những tác phẩm nghệ thuật do ông-nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng sáng tạo ra là niềm vinh hạnh của tôi. Nghìn lần cám ơn!”. Dưới thư là chữ ký và tên của hai vợ chồng người Pháp cùng địa chỉ “Sylvain Gateaud và Isabelle.30/12/2011.Số 8, Đại lộ General de Gaulle 67000 Strasbourg- France”. Rồi ông kể cho tôi nghe xuất xứ những dòng lưu bút này. Đó là một chiều cuối năm, lạnh và mù sương, ông bắt gặp hai người nước ngoài tuổi trung niên cứ đi đi lại lại trước ngôi biệt thự có vườn tượng của ông, như muốn tìm kiếm một cái gì. Thấy lâu lâu, ông hỏi, thì được biết người đàn ông và vợ đến từ nước Pháp.Với người đàn ông thì đây là lần đầu tiên ông trở lại Đà Lạt sau hơn 60 năm rời xa nơi đây. Theo bản đồ chỉ dẫn, ông đã tìm thấy ngôi nhà này, ngôi nhà mà bố ông, một viên chức kiểm lâm cùng gia đình đã sống từ cuối những năm 40 và ông được sinh ra ở đây. Dù bây giờ ngôi nhà đã xuống cấp, nhưng so với tấm ảnh chụp mà ông mang theo, thì qua 60 năm, kiến trúc của nó hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cuộc hội ngộ thật bất ngờ và xúc động. Nghe chuyện của Phạm Văn Hạng mà lòng tôi cứ rưng rưng. Thì ra, mỗi ngôi biệt thự trên thành phố cao nguyên này đều ẩn chưa sau nó là những cuộc đời với bao kỷ niệm, ký ức vui buồn. Và liệu có bao  người chủ cũ nặng tình như người đàn ông Pháp kia, bỏ thời gian và tiền bạc bay hàng chục ngàn cây số chỉ để được tìm thấy dù một lần, nơi họ đã sinh ra, gắn bó một thời, hay chỉ tìm thấy một sự hoang tàn, lạnh lẽo…

Khi tôi khép lại bài viết này thì Đồ án Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố đã tròn một năm. Theo đó, Đà Lạt sẽ được mở rộng gấp 8 lần từ 393 Km2 hiện nay lên tới 3.300 Km2 và lớn gần bằng Hà Nội, mở ra một triển vọng đầy tươi sáng cho thành phố lãng mạn này. Nhưng tôi cứ phân vân, với thực trạng hiện nay, không biết các nhà quản lý liệu có khả năng dẫn dắt Đà Lạt vượt qua các thử thách nghiệt ngã và to lớn trong việc phát triển cùng với việc bảo vệ cảnh quan, môi trường và bảo tồn di sản văn hóa để Đà Lạt mãi mãi là thành phố vườn, thành phố du lịch và nghỉ dưỡng hay không?

Còn bây giờ, thành phố ngàn thông dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ vẫn đang phủ một màu vàng rực rỡ, bền bỉ đầy sức sống của sắc hoa dã quỳ.


Đặt Phòng Khách Sạn Đà Lạt , giá khuyến mãi 30% , Hotline : 1900558853 

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Xắp xắp - món ăn gợi nhớ hương vị Đà Lạt


Không chỉ là món ăn đường phố phổ biến ở Đà Lạt, xắp xắp còn có hương vị đặc trưng gợi nhớ về cuộc sống bình dị ở thành phố sương mù.

Xắp xắp là tên dân dã mà những người bán hàng rong gọi theo cách sắp xếp các nguyên liệu và gia vị vào đĩa. Đây là món ăn vặt nên thử một lần khi đến phố núi này.
Xắp xắp Đà Lạt được chế biến từ những quả đu đủ non bào thành sợi nhỏ, dài. Đu đủ bào xong phải ngâm nước muối cho mềm, sau đó vớt lên để khô nước rồi chuẩn bị chế biến.
Một đĩa xắp xắp không lớn, chỉ vừa khoảng 1-2 người ăn. Đu đủ bào chuẩn bị trước đó cho vào đĩa trước, bỏ thịt lên. Đó có thể là khô bò, gan bò nấu với ngũ vị có màu vàng nâu, gan heo rim ngũ vị. Sau đó, thái quế nhỏ rắc lên trên cùng, cho thêm một ít đậu phộng rang giã sẵn không nhuyễn quá, ớt, rau thơm, rồi rưới nước dùng chua ngọt.
Khi thưởng thức xắp xắp, bạn sẽ cảm nhận được vị giòn ngọt của đu đủ, chua của me trong nước dùng, vị béo và dai của lớp thịt, cay nồng của ớt và mùi thơm của gia vị, rau, đậu phộng.
11-1725-1438142631.jpg
Nếu người Đà Lạt thưởng thức xắp xắp như để gợi nhớ về hương vị ẩm thực quê hương, cuộc sống giản dị của người dân thì khách thập phương tận hưởng nó như tìm hiểu thêm về nét đặc trưng của thành phố này.
Một số du khách cho rằng, xắp xắp Đà Lạt giống với món gỏi khô bò ở miền Nam và Trung. Nhưng nhờ được kết hợp cả hai hương vị vùng miền, nên món ăn này đặc trưng mà không nơi nào có được.
Điều làm nên sự khác biệt về món xắp xắp chính là ở nước dùng. Phần nước này được làm từ nước me có độ chua vừa phải, cũng không quá ngọt và cay, thích hợp cho mọi sở thích của du khách.
Bên cạnh nét đặc trưng vốn có, thời tiết se lạnh ở phố núi tạo nên cảm giác mới lạ và ngon hơn khi thưởng thức. Khắp Đà Lạt, gần như chỗ nào cũng bán món xắp xắp, du khách sẽ dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, mỗi tối lãng du bên Hồ Xuân Hương, dừng chân thưởng thức đĩa xắp xắp trong không khí mát mẻ mới thật đáng nhớ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm những đĩa xắp xắp ngon đậm đà khi ghé quán ăn trên dốc Bà Triệu, ngã ba chùa, đường Nguyễn Văn Trỗi ở khúc giao với chùa Linh Sơn, hồ Hoàng Văn Thụ.

(vnexpress)

Đà Lạt, thành phố của những mộng mơ


Thành phố vùng cao nguyên không chỉ hấp dẫn du khách ở cảnh quan tươi đẹp mà còn ở khí hậu quanh năm dễ chịu.

Đà Lạt là thành phố du lịch thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi có lịch sử khá lâu đời.
 
Năm 1893, khu vực này được tìm ra bởi bác sỹ Alexand Yersin. Trong nửa đầu thế kỷ 20, người Pháp đã biến nơi đây thành một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn, trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.
 
Du khách đến Đà Lạt ngày nay đều có nhận thấy được nét cũ còn lại trên những công trình như Nhà ga xe lửa, trường nữ tu Counvent Des Oiseaux...
 
Tuy nhiên nét hấp dẫn của thành phố này không chỉ ở những kiến trúc cổ. Vì nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m so với mặt nước biển nên thành phố luôn có khí hậu ôn hòa và dịu mát.
 
Chính nhờ sự thuận lợi đó mà nơi đây còn được mệnh danh là thiên đường của các loại hoa, các loại rau quả tươi bốn mùa và những khu rừng thông xanh mát.
 
Bạn có thể tham quan những vườn rau hay hoa của nông dân, mua một chút về làm quà cho gia đình và bè bạn...
 
...hay tìm tới những khu rừng thông mát mẻ để nghỉ chân. Những khu rừng này không chỉ làm thanh sạch bầu không khí của thành phố mà còn tăng thêm phần sinh động và hấp dẫn cho các cảnh quan thiên nhiên.
 
Ngoài ra, Đà Lạt còn sở hữu một số địa điểm thu hút khách như núi Langbiang, khu thiền viện Trúc Lâm, hồ Tuyền Lâm...
 
... hay ngồi làng Cù Lần yên bình nổi tiếng. Chính vì những điểm đến hấp dẫn cùng khí hậu dịu mát như vậy mà nơi đây còn được gọi là xứ sở mộng mơ hay thiên đường hoa.
 
Mùa mưa ở Đà Lạt bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Chính vì vậy bạn nên lưu ý khi du lịch nếu không muốn ngồi trong phòng cả ngày.
 
Một góc Đà Lạt
.